Ổ đĩa cứng lai (HDD + SSD) mang đến hiệu năng như một ổ cứng thể rắn (SSD) kết hợp khả năng lưu trữ của ổ cứng cơ (HDD). Về cơ bản, nó có dung lượng lớn hơn nhiều so với ổ SSD và nhanh hơn so với một ổ cơ. Ổ đĩa cứng lai đôi khi được gọi là SSHDs (solid - state hybrid drives), có thể tự động lưu trữ dữ liệu trong thành phần SSD, nơi yêu cầu cung cấp tốc độ xử lý nhiều và nhanh hơn.
Lợi thế của ổ thể rắn SSD và ổ cứng cơ HDD
Ổ cứng thể rắn nhanh hơn nhiều so với ổ cứng cơ. Hiện nay, giá bán của SSD đã đi xuống, và đó là lý do để nhiều người chọn SSD khi nâng cấp hệ thống.
Tuy nhiên, ngay cả khi ổ SSD đã rẻ thì khả năng lưu trữ của nó vẫn còn là một hạn chế. Một ổ SSD có chi phí khoảng 12.500 đồng cho mỗi GB dữ liệu, trong khi ổ cứng cơ học có chi phí chỉ vào khoảng 1280 đồng cho mỗi GB dữ liệu. Mức giá mà người dùng bỏ ra để mua một ổ SSD 256 GB hoàn toàn có thể được dùng để mua ổ HDD 2 TB hoặc thậm chí 3 TB. Ổ HDD có thể chậm, nhưng dung lượng lưu trữ của nó là rất lớn, và chi phí cho mỗi gigabyte dữ liệu là rất thấp.
Để có được những ưu điểm của cả hai, người dùng thường truy xuất (hay sao chép) dữ liệu và các game thủ đã chọn cách sử dụng một ổ SSD kết hợp với ổ HDD trên hệ thống của mình.
Khi đó, ổ SSD được sử dụng với mục đích lưu file hệ thống, chương trình, dữ liệu ứng dụng và các nhu cầu cần đọc nhanh dữ liệu. Ổ HDD dung lượng lớn hơn được sử dụng để lưu trữ các file ít dùng, những nhu cầu không cần phải có tốc độ truy cập nhanh chóng (như file nhạc, file ảnh). Điều này đòi hỏi cả hai ổ đĩa được đặt trong máy tính và lựa chọn các file cũng như chương trình đặt trên mỗi ổ đĩa.
Ổ đĩa lai kết hợp lợi thế của ổ HDD và SSD
Một ổ đĩa lai (SSHDs) chứa cả một ổ đĩa từ tính truyền thống và không gian bộ nhớ flash mà ổ SSD mang lại cho người sử dụng. Quan trọng hơn, ổ SSHDs xuất hiện như là một ổ đĩa duy nhất trong hệ điều hành, nghĩa là bạn không phải phụ thuộc vào tốc độ kết nối đến bo mạch của các ổ HDD và SSD khi di chuyển dữ liệu qua lại giữa chúng. Thay vào đó, firmware của ổ đĩa sẽ quản lý cho hoạt động này.
Phần SSD của ổ đĩa hoạt động như là một bộ nhớ đệm. Những file mà bạn truy cập thường xuyên, chẳng hạn như các file hệ điều hành và những file của chương trình thường dùng sẽđược lưu trữ trên thành phần SSD. Mặc dù đây là bộ nhớ đệm nhưng nó được lưu trữ trong thành phần nhớ SSD nên không bị mất đi khi hệ thống khởi động lại, giúp tăng tốc quá trình khởi động của máy tính. Cách này sẽ giúp hệ thống truy cập vào ổ đĩa và các file chương trình với tốc độ của ổ SSD, và cung cấp khả năng lưu trữ của một ổ đĩa từ tính cho các file khác.
Thành phần flash SSHDs không bằng SSD
Quan trọng hơn, hầu hết ổ SSHDs thường dùng ổ SSD lượng lớn nhỏ. Chẳng hạn như ổ SSHDs trên Amazon có dung lượng ổ HDD 1 TB nhưng chỉ có 8 GB bộ nhớ SSD. Nhưng có thể nói, 8 GB là không gian khá lớn để lưu trữ các file và chương trình hệ thống, dẫu vậy nó không thể so sánh với 128 GB hoặc 256 GB để lưu trữ tất cả các file hệ thống và các chương trình giống như ổ SSD riêng.
Ưu điểm của ổ SSHDs
Ổ đĩa lai có thể rẻ hơn so với ổ thể rắn vì chúng có chứa một lượng nhỏ bộ nhớ SSD. Một ổ đĩa lai 2 TB kết hợp SSD 8 GB sẽ đắt hơn so với một ổ HDD 2 TB đơn giản, nhưng sẽ rẻ hơn so với ổ SSD 256 GB. Các nhà sản xuất máy tính hiện nay thường lựa chọn SSHDs cho máy tính của họ để cung cấp hiệu năng làm việc gần tương đương với SSD trên mức giá thấp cùng không gian lưu trữ rộng lớn hơn.
SSHDs cũng là một ổ đĩa vật lý nên sẽ mang lại lợi thế lớn cho người sử dụng. Nếu có một laptop với khay ổ đĩa duy nhất và bạn muốn nhận được tốc độ củaSSD cũng như không gian lưu trữ của HDD thì SSHDs là một trong những điều bạn cần đến. Với điều này, bạn cũng không cần phải suy nghĩ về các file được lưu trữ ở đâu và xử lý hoạt động di chuyển file giữa hai ổ đĩa riêng biệt có trong máy tính.
Hiệu suất của ổ SSHDs
Một ổ SSHDs sẽ nhanh hơn đáng kể so với một ổ HDD nhờ vào thuật toán bộ nhớ đệm có chức năng lưu trữ các file hệ điều hành cũng như những chương trình cài đặt, cung cấp tốc độ truy cập file lưu trữ tương đương với ổ SSD.
Khi bắt đầu làm việc với ổ SSHDs, nó chưa dùng đến bộ nhớ đệm, vì vậy tốc độ của ổ đĩa chậm giống như một ổ HDD truyền thống. Nhưng sau một thời gian sử dụng, thành phần SSD sẽ lưu trữ các file bộ nhớ đệm, nhờ đó mà tốc độ xử lý sẽ dần được cải thiện.
Dĩ nhiên, bạn không thể đòi hỏi sức mạnh của ổ SSHDs ngang ngửa như với một ổ SSD vốn có chức năng lưu trữ tất cả mọi thứ trên nó, cho tốc độ xử lý nhanh như thành phần bộ nhớ đệm của SSHDs. Tuy nhiên, nếu dựa trên chi phí và không gian lưu trữ, SSHDs thực sự là một lợi thế.